Hotline
Giấy Phép Lao Động
0933 780 343
Mr.Nguyễn Bửu
Làm passport
0937 337 127
Ms.Uyên Phương
Định Cư
0901604617
Ms. Anh Thư
Người nước ngoài khi muốn lao động tại Việt Nam cần phải có giấy phép lao động (tên tiếng anh là work permit), là một loại giấy phép được cấp cho người nước ngoài muốn lao động tại Việt Nam. Khi người nước ngoài làm việc tại các công ty, xí nghiệp hay bất kỳ ngành nghề đặc thù nào ở Việt Nam đều cần loại giấy phép này. Công ty cổ phần Luật GBU sẽ cùng bạn tìm hiểu về thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài cũng như một số điều cần lưu ý khác nhé.
Người lao động nước ngoài làm việc trên 3 tháng tại các tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam bắt buộc phải xin giấy phép lao động và kí hợp đồng lao động. Tại nghị định 11/2016/NĐ-CP có qui định đối tượng được cấp giấy phép lao động là những người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện những mục đích sau:
»» Thực hiện hợp đồng lao động;
»» Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
»» Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
»» Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
»» Chào bán dịch vụ;
»»Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
»» Tình nguyện viên;
»» Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
»» Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
»» Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
Về lao động nước ngoài muốn được cấp giấy phép lao động bạn cần phải thực hiện một số thủ tục gồm 2 bước sau:
Theo điều 4 nghị định 152/2020/NĐ-CP, Để sử dụng lao động là người nước ngoài, tổ chức kinh tế cần thực hiện giải trình đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền. Ngoại trừ các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 154 của Bộ luật Lao động và các khoản 1, 2, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 7 nghị định 152/2020/NĐ-CP thì không cần thực hiện xác định nhu cầu sử dụng lao động, cụ thể:
Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) cần thực hiện nộp hồ sơ này lên cơ quan có thẩm quyền.
Dựa trên địa điểm người lao động nước ngoài dự kiến làm việc, tổ chức nộp hồ sơ đến một trong các nơi sau đây:
Thời hạn xử lý: 10 ngày làm việc
STT | HỒ SƠ CHUẨN BỊ |
1 | Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động |
2 | Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe, có thời hạn 12 tháng, còn thời hạn tới ngày nộp hồ sơ |
3 | Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ. |
4 | Văn bản, giấy tờ chứng minh: – Quản lý, giám đốc điều hành: Giấy tờ chứng minh – Chuyên gia, lao động kỹ thuật: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm. |
5 | 02 ảnh màu (4×6) form quốc tế, chụp không quá 06 tháng. |
6 | Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài |
7 | Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật. |
Đối với các tài liệu, hồ sơ ở nước ngoài, tổ chức cần hợp pháp hoá lãnh sự, dịch công chứng sang tiếng Việt để cơ quan thẩm quyền có cơ sở xem xét cấp giấy phép lao động.
Tham khảo thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự tại link:
Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, tổ chức sử dụng người lao động nước ngoài nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động. Tuỳ thuộc vào nơi tiếp nhận, tổ chức có thể nộp hồ sơ theo hình thực trực tiếp hoặc online.
Tương tự như bước 1, dựa trên địa điểm người lao động nước ngoài dự kiến làm việc, tổ chức nộp hồ sơ đến một trong các nơi sau đây:
Thời hạn xử lý: 05 ngày làm việc
Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, cá nhân được uỷ quyền nộp hồ sơ mang phiếu hẹn và hộ chiếu gốc của người lao động lên cơ quan tiếp nhận để nhận kết quả xét duyệt.
Trường hợp nộp online, cá nhân được uỷ quyền mang theo đầy đủ hồ sơ đã chuẩn bị kèm theo giấy uỷ quyền và hộ chiếu gốc của người lao động lên nhận kết quả theo ngày hẹn trả của cơ quan tiếp nhận.
Lưu ý:
Tại khoản 3 điều 11 nghị định 152/2020/NĐ-CP, Với đối tượng lao động theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động, tổ chức sử dụng lao động cần ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc của người lao động nước ngoài lên cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận.
Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Căn cứ theo điều 31 nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Cụ thể:
+ Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
+ Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
+ Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
➯ Tư vấn và giải đáp các thắc mắc miễn phí nhanh chóng 24/7.
➯ Thủ tục đơn giản, giá cả hợp lý, chất lượng dịch vụ cao hỗ trợ hàng ngàn khách hàng.
➯ Tỷ lệ thành công lên đến 99%.
➯ Với đội ngũ luật sư cùng các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giúp giải quyết các hồ sơ khó, thiếu.