MÃ NGÀNH KINH DOANH NỘI THẤT VÀ THỦ TỤC MỞ CỬA HÀNG KINH DOANH NỘI THẤT

Ngày đăng: 22/04/2023

Để mở cơ sở cửa hàng hoặc công ty kinh doanh nội thất, đòi hỏi bạn phải nắm rõ được các mã ngành nội thất thuộc lĩnh vực mình kinh doanh, để áp mã ngành thiết kế nội thất cho đúng trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.

MÃ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ĐỒ NỘI THẤT

Mã ngành kinh doanh nội thất

Để được buôn bán đồ nội thất, doanh nghiệp cần đăng ký các mã ngành nghề trong bảng sau:

STT Bảng mã ngành nghề kinh doanh đồ nội thất
1 4649 – Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.

Chi tiết: Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự.

2 4753 – Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh.
3 4759 – Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh.
4 4784 – Bán lẻ thiết bị gia đình khác lưu động hoặc tại chợ.

Chi tiết: Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu lưu động hoặc tại chợ.

5 4791 – Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet.
6 4330 – Hoàn thiện công trình xây dựng.

Chi tiết: Lắp đặt đồ nội thất.

7 7410 – Hoạt động thiết kế chuyên dụng.

Chi tiết: Hoạt động trang trí nội thất.

8 3100 – Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế
9 9524 – Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự.

Mở cửa hàng kinh doanh nội thất cần thủ tục gì

Khi muốn mở cửa hàng nội thất thì bạn phải gửi đơn đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi mở cửa hàng kinh doanh nội thất.

Bạn có thể tham khảo chi tiết: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo qui định mới nhất

Khi mở cửa hàng, bên cạnh thủ tục đăng ký kinh doanh, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

– Lưu ý về tên cửa hàng: Là một cửa hàng thì tất nhiên phải có tên của mình. Việc này giúp bạn tạo dựng thương hiệu cho riêng cửa hàng nội thất của mình. Ngoài ra, cửa hàng phải có tên đúng quy định mới có thể đăng ký kinh doanh. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý: Tên cửa hàng cần có đủ cấu trúc (gồm loại hình + tên riêng), có thể sử dụng tên viết tắt hoặc tên tiếng anh. Không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục để đặt tên cửa hàng. Tên cửa hàng nội thất không được trùng lặp với cửa hàng khác đã đăng ký kinh doanh trước đó, tối thiểu trong phạm vi cấp huyện.

– Lưu ý về việc thuê cửa hàng làm địa điểm kinh doanh: Một trong những điều kiện mở phòng nội thất mà bạn cần đáp ứng đó là việc chuẩn bị địa điểm kinh doanh. Bạn cần chuẩn bị mặt bằng để mở cửa hàng, nếu bạn không có sẵn cửa hàng hoặc mặt bằng thì cần tiến hành thuê cửa hàng để làm địa điểm kinh doanh. Hơn nữa, hãy trang trí cửa hàng nội thất phù hợp, tiện dụng nhất. Bạn nên chọn vị trí mặt tiền, gần đường lớn, gần trung tâm hay khu vực đông dân cư. Bởi vì vị trí cửa hàng ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh cũng như khả năng buôn bán của cửa hàng. Do đó, bạn cần cân nhắc ký lưỡng khi thuê.

– Lưu ý về vốn – Mở cửa hàng nội thất cần bao nhiêu vốn?: Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng là một trong những băn khoăn hàng đầu của mọi người. Bởi vì, ai cũng muốn biết là chi phí mở cửa hàng nội thất cụ thể cần bao nhiêu để chuẩn bị đầy đủ, tránh trường hợp bị thiếu hụt vốn khi mở cửa kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế lại rất khó để đưa ra một con số chính xác cho bạn, bởi mức vốn này sẽ tùy thuộc vào khả năng từng người, điều kiện sẵn có và quy mô cửa hàng. Ví dụ như cửa hàng có quy mô nhỏ, số vốn sẽ ít hơn khi mở cửa hàng quy mô lớn. Nếu bạn có sẵn cửa hàng mà không cần thuê thì số vốn cũng khác với khi phải đi thuê cửa hàng. Hiện nay, theo mức giá thị trường hiện tại, để mở cửa hàng, bạn thường sẽ cần khoảng từ 200 cho đến 700 triệu tùy vào khả năng tính toán cũng như kinh nghiệm mở cửa hàng nội thất của từng người.

– Lưu ý về việc lập kế hoạch kinh doanh: Để đảm bảo cửa hàng kinh doanh thuận lợi, bạn không thể bỏ qua việc lập kế hoạch kinh doanh. Bởi có rất nhiều cửa hàng nội thất khác nhau, nếu muốn thu hút khách hàng, bạn phải có kế hoạch cụ thể. Hiện nay, thị trường nội thất khá đa dạng, sự cạnh tranh rất cao. Do đó, nếu muốn cửa hàng của mình kinh doanh thuận lợi thì bạn luôn cần tung ra những chính sách khuyến mãi, ưu đãi thường xuyên.

– Lưu ý về các loại thuế phải đóng: Sau khi mở cửa hàng kinh doanh nội thất, bạn sẽ phải đóng những loại thuế suất như:

+ Thuế giá trị gia tăng

+ Thuế thu nhập cá nhân

+ Thuế môn bài

Bậc thuế Thu nhập 1 năm Mức thuế cả năm
1 Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm 300.000
2 Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm 500.000
3 Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm 1.000.000

>> Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.

Trên đây là tổng hợp các mã ngành kinh doanh nội thất chính được dùng nhiều nhất. Trong thực tế khi đăng ký doanh nghiệp hay bảo hộ nhãn hiệu thương mại quý vị cần căn cứ vào thực tế các sản phẩm/dịch vụ của mình để lựa chọn mã ngành phù hợp. Nên đăng ký nhiều hơn và có tính bao phủ để không phải liên tục bổ sung khi mở rộng hoạt động kinh doanh, ngoài ra cũng cần đăng ký các mã ngành có liên quan để hoạt động kinh doanh nội thất được trơn tru.

Tham khảo thêm:
  • Hướng Dẫn Làm Hồ Sơ Phòng Cháy Chữa Cháy Hộ Kinh Doanh
  • Hướng Dẫn Cách Làm Báo Cáo Thuế Hộ Kinh Doanh Cá Thể
  • Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể sang công ty
  • Cách đăng ký hộ kinh doanh cá thể online
  • Khác nhau giữa hộ kinh doanh và công ty